Mã | Bán | Mua |
---|
Trực tuyến: 6
Bệnh Sởi ở trẻ em. Các kiến thức toàn diện!
Sởi là bệnh sốt phát ban
thường gặp nhất ở trẻ em trên tòan thế giới.
Các biến chứng của nó (hiếm gặp ở các nước có trình độ kinh tế-xã hội cao)
thường xảy ra ở các nước kém phát triển, là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ
em.
Bệnh nặng hơn, gây nguy kịch ở trẻ <1 tuổi, người lớn, phụ nữ có thai
và người suy giảm miễn dịch.
Không chỉ ở Việt Nam nơi dịch sởi đang hoành hành, nó còn là bệnh nhiễm trùng
cho thời hiện tại ở Châu Âu. Tiến triển bệnh mang yếu tố dịch tễ học (mode
endémo-épidémique) mặc dù vaccin có hiệu quả đã được thực hiện từ 40 năm nay.
Bênh sởi cũng không trừ nước Pháp ra, với hơn 5000 cas được báo cáo trong hai
năm 2008-2010. Giải thích cho điều này là do vaccin không phủ rộng hết
(<90%), đó là những chủ thể không được bảo vệ, gây lan truyền bệnh giữa
người và người.
Vaccin phòng bệnh sởi rất có hiệu quả, nhưng khả năng bảo vệ chỉ
đạt khoảng 90% nếu chỉ tiêm có 1 liều. Chỉ có những nước thực hiện việc phòng bệnh bằng tiêm 2 liều
vaccin (liều
đầu tiên lúc 12 tháng, có thể sớm hơn lúc 9 tháng và nhắc lại liều hai lúc
16-18 tháng) thì mới có khả năng loại trừ được bệnh này.
NHẮC LẠI
VỀ NHIỄM TRÙNG HỌC
Virus gây bệnh sởi thuộc nhóm paramyxovirus, được gọi tên là Morbillivirus (virus sởi).
Thông thường trẻ sơ sinh được bảo vệ bởi kháng thể truyền sang từ người mẹ đến
lúc 6 tháng tuổi, với điều kiện là người mẹ này đã được tiêm vaccin đủ 2 liều
hoặc đã nhiễm bệnh sởi. (Cần khuyến khích cho con bú mẹ hoàn toàn ít nhất là
trong 6 tháng đầu đời).
Bệnh sởi tạo miễn dịch vĩnh viễn suốt đời cho người mắc bệnh này.
Vaccin phòng sởi được khuyến cáo cho tất cả trẻ nhỏ: phòng bệnh bằng tiêm 2 liều
vaccin (liều
đầu tiên lúc 12 tháng và nhắc lại liều hai lúc 16-18 tháng)
Sởi lây trực tiếp từ người sang người, bằng đường hô hấp, chủ yếu từ
những giọt nước bọt nhỏ bắn ra từ người bệnh (khi nói, ho, hắt hơi, sổ
mũi…).
Thời gian ủ bệnh kéo dài 10 ngày.
Khả năng lây lan bệnh cực kỳ cao bằng đường hô hấp, ngay từ khi
mới bắt đầu xâm nhập (phase d’invasion) cho đến 5 ngày sau khi phát ban. (Do đó
cần cách ly trẻ bệnh, cho trẻ nghỉ học+tránh đi nhà trẻ trong thời kỳ này)
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
Tiền sử: hai bằng chứng gợi ý chẩn đoán
- Chưa từng mắc bênh sởi hoặc chưa từng tiêm vaccin phòng sởi.
- Có nguồn lây 2 tuần trước khi phát ban (10 ngày ủ bệnh+4 ngày xâm nhập)
Thời kỳ xâm nhập: (viêm long hoặc tiền phát ban) kéo dài 4 ngày
có đặc trưng sau
- Sốt cao (>39 độ C)
- Viêm long đường hô hấp và mắt: chảy nước mắt, viêm kết mạc, chảy nước mũi và
ho.
- Viêm long đường tiêu hóa: tiêu chảy và đau bụng
- Đôi khi vào cuối thời kỳ viêm long có dấu hiệu Köplik
Dấu hiệu Koplic - Chấm trắng phơn phớt xanh trên niêm mạc viêm
vùng má, giới hạn rõ.
Thời kỳ phát ban bắt đầu: sau 2 tuần bị lây bệnh, đặc trưng bởi
- Ban dạng sởi
+ dạng dát sẩn, không ngứa, xen kẽ vùng da lành;
+ ban mọc khởi đầu ở vùng sau tai, rồi trong vòng 24-48 giờ lan ra vùng đầu
mặt, và lan xuống toàn thân, ban phát một đợt duy nhất kéo dài 3-4 ngày;
+ rồi thoái lui trong vòng 1 tuần theo trật tự khi nó xuất hiện.
- Sốt giảm dần khi ban bùng phát, nếu sốt trở lại khi ban bùng phát toàn thân
là dấu hiệu bội nhiễm kèm theo.
- Các triệu chứng khác như viêm kết mạc, chảy mũi, ho vẫn còn kèm theo.
Các biến chứng có thể gặp
- Biến chứng nhiễm trùng (cần nghĩ đến khi sốt cao trở lại)
+ Viêm thanh quản cấp sớm, viêm phế quản, viêm phổi (lan tỏa virus ở đường hô
hấp, bệnh lành tính)
+ Bội nhiễm phổi (staphylocoque, pneumocoque): viêm phổi nặng do hậu quả của
việc tổn thương phế nang lan tỏa, gây suy hô hấp nặng; ở trẻ suy dinh dưỡng có
thể gặp biến chứng tràn mủ màng phổi+viêm phổi nặng do Haemophilus, phế cầu hoặc tụ cầu.
+ Viêm tai giữa (bội nhiễm vi khuẩn)
- Biến chứng thần kinh (hiếm gặp, khoảng 1/1000 cas)
+ Viêm não do sởi (ở giai đoạn cấp): sau 2-7 ngày phát ban, triệu chứng thần
kinh đa dạng và không đặc hiệu, gây tử vong khoảng 15-20% cas. Khoảng 1/3 cas
để lại di chứng nặng nề (trí thông minh suy giảm, hệ thống thần kinh suy sụt…)
+ Viêm não lan tỏa có tính chất xơ cứng bán cấp (Pan-encéphalite sclérosante
subaigue), còn gọi là bệnh Van Bogaert do sởi: biến chứng muộn của sởi, xảy ra
trong vòng 5-10 năm sau: triệu chứng gợi ý bệnh là rối loạn hành vi trước khi
xuất hiện các vận động bất thường (tăng động từng đợt ở chi trên và vùng đầu
mặt). Bệnh gây tử vong trong khoảng 1 đến 2 năm sau trong bệnh cảnh tăng trương
lực cơ toàn thân.
Những biến chứng nặng nề này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc
tiêm vaccin phòng bệnh sởi.
Cận lâm
sàng
- Chẩn đoán sởi điển hình trước hết là dựa vào triệu chứng lâm sàng.
- Ở Pháp, đây là bệnh bắt buộc phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền
(déclaration obligatoire à l’Agence régionale de santé) nên việc chẩn đoán xác
định bênh sởi phải được thực hiện một cách hệ thống
+ Tìm IgM đặc hiệu (trong nước bọt hoặc huyết thanh)
+ Định lượng IgG bằng 2 lần xét nghiệm (giai đoạn cấp và hồi phục): có ý nghĩa
chẩn đoán bênh nếu hiệu giá kháng thể tăng gấp 4 lần nếu không có vaccin trong
vòng 2 tháng gần đây.
+ Chẩn đoán trực tiếp bằng kỹ thuật PCR và/hoặc cấy tìm virus sởi.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị
triệu chứng là chủ yếu
- Sốt: dùng các biện pháp cơ học: cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt oresol, cởi
bỏ bớt quần áo, giữ nhiệt độ phòng thoáng mát…và dùng thuốc hạ sốt
(paracetamol) khi trẻ sốt cao > 38,5 độ C.
- Nếu có biến chứng nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh thích hợp theo kinh nghiệm.
- Bổ sung thêm vitamine A cho trẻ.
Điều trị
dự phòng
- Sởi là bệnh lây lan mạnh, cần báo cáo ngay lập tức cho cơ quan có thẩm quyền (Sở Y tế, Bộ Y tế) nhằm điều
tra cas bệnh, tầm soát bệnh về mặt dịch tễ học.
- Bệnh nhân sởi cần được cách ly hô hấp, trẻ bệnh phải nghỉ học cho đến 5 ngày sau khi
bắt đầu phát ban. Và tránh tuyệt đối tiếp xúc với các cá thể chưa có miễn dịch
(trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai chưa tiêm phòng sởi hoặc chưa bị mắc sởi…).
- Các biện pháp dự phòng sau khi có 1 cas bệnh sởi được chẩn đoán được tiến
hành như sau
+ Tìm kiếm một cách có hệ thống những trường hợp bệnh khác: nguồn lây và cas
nhiễm thứ phát;
+ Kiểm tra tình trạng tiêm chủng của các cá thể có tiếp xúc với cas bệnh này
(Các cá thể có tiếp xúc với cas bệnh được xác định là những người có tiếp xúc
gần như người trong gia đình, lớp học từ 1 ngày trước khi bệnh nhân sốt cho đến
5 ngày sau khi phát ban).
+ Áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa sau đây cho các cá thể tiếp xúc cas bệnh,
chú ý rằng các biện pháp này chỉ hiệu quả trong vòng 3 ngày sau phơi nhiễm
Cá thể có tiếp xúc cas bệnh (Sujets contacts) |
Biện pháp điều trị dự phòng |
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng |
• Nếu mẹ đã được bảo vệ (nghĩa là
mẹ đã có tiền sử mắc bệnh sởi hoặc đã được vaccin phòng sởi đủ 2 liều) :
không cần biện pháp dự phòng nào cả (nếu cần xét nghiệm huyết thanh mẹ định
lượng Ac anti-rougeole) |
Trẻ nhỏ từ 6-12 tháng |
• Nếu chưa tiêm phòng : Tiêm liều
đầu tiên phòng ROR (Rougeole, Oreillons et Rubéole) trong vòng 72h sau phơi
nhiễm và liều thứ hai theo lịch tiêm chủng. |
Trẻ từ 1 đến 18 tuổi |
• Nếu chưa tiêm phòng : tiêm phòng
ngay 2 liều ROR cách nhau 1 tháng. |
Người lớn |
• 1 liều ROR (ngay cả khi đã được
tiêm phòng 1 liều trước đây) |
Cơ địa đặc biệt |
• Phụ nữ có thai nếu chưa mắc bệnh
sởi hoặc chưa tiêm phòng sởi : Immunoglobulines polyvalentes đường tĩnh mạch. |
+ PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT:
- Quy trình vệ sinh vô khuẩn (15/03/2013)
- Bệnh trĩ dễ mắc khi ngồi máy tính nhiều (12/04/2012)
- Trẻ dễ mắc trĩ khi ngồi lâu trong bô (12/04/2012)
- Táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ (12/04/2012)
- Bệnh trĩ – nguyên nhân? (12/04/2012)
- 6 lý do nên ăn bí đỏ vào mùa đông (15/12/2011)
- Tìm hiểu bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (14/12/2011)
- Tìm hiểu đông máu và cơ chế chống đông (29/11/2011)
- Tìm hiểu nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị các cơn hen phế quản (27/11/2011)
- TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ GIẢM DUNG NẠP GLUCOSE Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP (25/11/2011)