Mã | Bán | Mua |
---|
Trực tuyến: 23
Quy trình vệ sinh vô khuẩn
Phương pháp vô khuẩn trong sản phụ khoa
I. Các khái niệm
1. Khử nhiễm: là bước đầu tiên trong quy trình vô khuẩn, thường dùng hoá chất để khử nhiễm như Chloramine, Guataraldehyd để khử nhiễm các dụng cụ các dụng cụ ngay sau khi làm thủ thuật, phẫu thuật
2. Làm sạch: là việc sử dụng các tác động vật lý để tẩy rửa sạch các chất bẩn bám ở bộ phận cơ thể hay phương tiện dụng cụ mà mắt thường có thể nhìn thấy được (giặt, tẩy…).
3. Sát khuẩn: là cách nhằm tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự lây lan của vi sinh vật trên da, mô, dụng cụ cấp cứu ban đầu. Thường sử dụng các hoá chất như cồn 90o, Betadin 5%, 10%...
4. Khử khuẩn mức độ cao: là biện pháp nhằm tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn, virus trừ nha bào. Thường dùng các biện pháp như đun sôi, ngâm trong hoá chất, hấp, sử dụng đèn cực tím…
4.1 Ngâm trong hoá chất: Sử dụng Guataraldehyd 2% hay Chloramin 0,5% ngâm dụng cụ trong 20 phút.
4.2 Luộc dụng cụ: đun sôi dụng cụ trong thời gian ít nhất 20 phút, dụng cụ dùng ngay không được để lâu.
5. Tiệt khuẩn: là phương pháp nhằm diệt tất cả các loại vi khuẩn, kể cả các loại nha bào. Thường dùng phương pháp hấp, sấy ở nhiệt độ trong một thời gian nhất định.
5.1 Hấp ướt dưới áp lực cao:
Hấp ở 121oC (áp lực 1,5kg/cm2) trong thời gian 30 phút đối với dụng cụ đóng gói, đối với dụng cụ không đóng gói thời gian hấp là 20 phút.
5.2 Sấy khô:
Yêu cầu về nhiệt độ và thời gian như sau:
Nhiệt độ(oC) |
Thời gian(phút) |
170 |
60 |
160 |
120 |
150 |
150 |
140 |
180 |
121 |
240 |
II Các nguyên tắc vô khuẩn trong sản phụ khoa:
1. Đối với cơ sở hạ tầng:
- Trong cơ sở y tế, phòng thực hiện thủ thuật phải được ưu tiên ở nơi sạch sẽ, khô ráo, xa các nơi dễ lây nhiễm như nhà bếp, nhà vệ sinh công cộng, khoa lây....
- Phòng kỹ thuật phải có nền và tường không thấm nước để có thể rửa bằng nước và xà phòng, có hệ thống kín dẫn nước thải.
- Phòng kỹ thuật không dùng quạt trần, có quạt bàn hoặc điều hòa nhiệt độ. Các cửa sổ phải lắp kính, cao hơn sàn nhà 1,5m nếu không có cửa kính phải có lưới hoặc màn vải xô để tránh ruồi muỗi bay vào phòng.
- Những lúc không làm kỹ thuật, phòng phải đóng cửa kín không ai được ra vào. Tuyệt đối không làm việc khác trong phòng kỹ thuật.
- Sau mỗi ca thủ thuật phải thay tấm lót bàn thủ thuật, lau chùi sạch sẽ tấm trải bàn rồi mới sử dụng tiếp.
- Phòng mổ mọi đồ vật trong phòng phải luôn sạch, tiến hành lau chùi thường xuyên.
2. Đối với phương tiện dụng cụ y tế:
Phương tiện dụng cụ y tế có rất nhiều loại, tuỳ theo chất liệu của từng loại phương tiện dụng cụ và yêu cầu công việc mà cách vô khuẩn cũng khác nhau.
2.1 Các loại dụng cụ:
2.1.1. Đồ vải:
Thường thực hiện các biện pháp như làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm ( giặt, hấp…).
Không áp dụng biện pháp ngâm hoá chất hay sấy khô đối đồ vải (chóng hỏng).
2.1.2. Đồ nhựa:
Chỉ thực hiện được vô khuẩn ở mức độ cao, không tiệt khuẩn được (hấp, sấy làm hỏng đồ nhựa).
2.1.3 Đồ sắt:
Có thể luộc, hấp sấy để khử khuẩn ở mức độ cao hay tiệt khuẩn. Không nên áp dụng biện pháp ngâm hoá chất vì tính ăn mòn.
2.1.4 Đối với các phương tiện dụng cụ khác mà không thể áp dụng các biện pháp vô khuẩn như trên được (máy thở, monitoring…), người ta có thể sử dụng đèn cực tím… để thực hiện quy trình vô khuẩn.
2.2 Cách bảo quản
- Nơi bảo quản dụng cụ đã vô khuẩn phải sạch sẽ khô ráo.
- Có giá kệ và tủ đựng dụng cụ, có sổ sách ghi chép tên dụng cụ, ngày xử lý vô khuẩn, ngày nhập, ngày xuất dụng cụ.
- Không để lẫn dụng cụ đã tiệt khuẩn với dụng cụ chưa tiệt khuẩn.
- Thời gian bảo quản:
+ Không bảo quản những dụng cụ đã tiệt khuẩn mà không đóng gói, loại này dùng ngay sau khi tiệt khuẩn.
+ Dụng cụ khử khuẩn ở mức độ cao chỉ sử dụng trong 72 giờ.
+ Những dụng cụ tiệt khuẩn đóng gói hoặc đựng trong hộp tiệt khuẩn được sử dụng trong 1 tuần.
3. Đối với nhân viên y tế:
Thực hiện tốt các quy trình rửa tay, sử dụng quần áo, mũ khẩu trang, đi găng… khi thực hiện các dịch vụ y tế.
3.1. Rửa tay (Theo quy trình của BYT)
3.2 Mặc quần áo, đội mũ, đeo khẩu trang, giày dép:
- Giày dép của cán bộ y tế phải để ngoài phòng kỹ thuật, đi dép guốc của phòng kỹ thuật theo yêu cầu của từng dịch vụ.
- Đội mũ phải che kín tóc, khẩu trang phải che kín mũi.
- Trong phòng mổ: kíp mổ phải mặc áo choàng, đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng vô khuẩn.
2.3 Sử dụng găng tay:
Hầu hết các dịch vụ trong sản phụ khoa đều sử dụng găng tay.
+ PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT:
- Bệnh trĩ dễ mắc khi ngồi máy tính nhiều (12/04/2012)
- Trẻ dễ mắc trĩ khi ngồi lâu trong bô (12/04/2012)
- Táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ (12/04/2012)
- Bệnh trĩ – nguyên nhân? (12/04/2012)
- 6 lý do nên ăn bí đỏ vào mùa đông (15/12/2011)
- Tìm hiểu bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (14/12/2011)
- Tìm hiểu đông máu và cơ chế chống đông (29/11/2011)
- Tìm hiểu nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị các cơn hen phế quản (27/11/2011)
- TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ GIẢM DUNG NẠP GLUCOSE Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP (25/11/2011)
- Dấu hiệu chứng tỏ bạn có nguy cơ tiểu đường cao (17/11/2011)