Mã | Bán | Mua |
---|
Trực tuyến: 6
Trẻ dễ mắc trĩ khi ngồi lâu trong bô
Không nên cho trẻ ngồi bô khi đi vệ sinh
Ngồi bố quá lâu không những không tốt cho sức khỏe của bé mà còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như mắc bệnh trĩ , cong, lệch cột sống.
Ngày nay, không ít các bậc cha mẹ cho trẻ ngồi bô khi đi đại tiểu tiện. Khi đó, một số người ở bên cạnh để trông cho trẻ, nhưng cũng có những bậc cha mẹ tranh thủ đi làm việc nhà, thậm chí để trẻ ngồi từ nửa tiếng trở lên.Trên thực tế, ngồi bô quá lâu không tốt cho sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Trẻ đang trong gian đoạn phát triển, các cơ quan bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Ví dụ, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Vì thế, nếu cha mẹ không chú ý đến điểm này mà để trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột. Đồng thời, ở tuổi này, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ.
Trẻ bị bệnh trĩ nếu nhẹ
sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng… trị bệnh trĩ là một việc không hề dễ dàng
Ngoài ra, do đang ở độ tuổi phát triển nên đặc điểm hóa học cấu thành nên cơ xương của trẻ chủ yếu là nước, trong khi đó thành phần muối vô cơ và các chất thể rắn lại tương đối ít. Vì thế, khung xương của trẻ yếu hơn người trưởng thành và có nhiều tính đàn hồi. Nếu để trẻ ngồi bô lâu, cột sống sẽ phải chịu một lực lớn, đặc biệt là với những bé có sức khỏe và dinh dưỡng không tốt, vì thế dễ dàng bị cong lệch cột sống, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ.
Do đó, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen đại tiểu tiện tốt từ khi còn nhỏ, đồng thời nhất thiết không được để trẻ ngồi bô quá lâu, đặc biệt là đối với những bé mới biết ngồi. Khi lựa chọn bô cũng phải chú ý chọn bô có độ cao thích hợp, không nên thấp quá. Bên cạnh đó, nên thường xuyên cho trẻ ăn nhiều rau xanh để phòng chống táo bón.
Mọi thông tin hiểu biết thêm về bệnh trĩ, bạn liên hệ tại:
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOÀN KHÁNH
Lô 38 Tổ 63 - Phố Trung Kính - Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 04 37821158 / Hotline: 0922.303.222
+ PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT:
- Táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ (12/04/2012)
- Bệnh trĩ – nguyên nhân? (12/04/2012)
- 6 lý do nên ăn bí đỏ vào mùa đông (15/12/2011)
- Tìm hiểu bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (14/12/2011)
- Tìm hiểu đông máu và cơ chế chống đông (29/11/2011)
- Tìm hiểu nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị các cơn hen phế quản (27/11/2011)
- TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ GIẢM DUNG NẠP GLUCOSE Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP (25/11/2011)
- Dấu hiệu chứng tỏ bạn có nguy cơ tiểu đường cao (17/11/2011)
- Phương pháp nhận biết sơm bệnh sỏi mật (15/11/2011)
- Phát hiện trà xanh bảo vệ chống nhiễm trùng và ung thư (11/11/2011)