0902030407
Tư vấn sản phụ khoa và SÂ 0904130512
Tư vấn khám bệnh
Bác sỹ
Liên hệ bác sĩ trực
090.3.228.448
Tư vấn khám bệnh
Bác sỹ

ngoai te

BánMua
Source vietcombank.com.vn

thong ke

Lượt truy cập:   1257721
Trực tuyến:   3
Tin tức & Sự kiện » Tin tổng hợp »
Số lượt xem: 4616
Gửi lúc 16:59' 29/11/2011

Tìm hiểu đông máu và cơ chế chống đông

     Nếu không có quá trình đông máu thì cơ thể chúng ta (và sinh vật có tuần  hoàn nói chung) không thể tồn tại được. Song nếu không có quá trình chống đông thì đông máu sẽ lan tràn từ mạch máu này sang mạch máu khác và tuần hoàn cũng ngừng trệ. Hệ đông máu và cơ chế chống đông là một hệ thống kín – đó là hai quá trình rất đặc sắc mang nhiều tính chất bảo vệ cơ thể.




Quá trình đông máu và chống đông

Đông máu là hiện tượng máu từ thể lỏng chuyển thành thể đặc. Trong huyết tương luôn luôn có mặt hàng chục chất tham gia quá trình đông máu. Song máu trong mạch thì không bao giờ tự đông lại, nhưng khi lấy ra khỏi mạch máu thì nó đông ngay. Cho đến nay người ta đã biết trên 30 chất khác nhau ở trong máu và tổ chức có ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Đó là những chất gây đông máu và những chất chống đông máu. Máu có đông hay không là phụ thuộc vào sự cân bằng giữa hai nhóm chất này.

Đông máu và chống đông là một quá trình rất phức tạp, cả hai hiện tượng này cùng xảy ra, song song tiến triển, nhưng cuối cùng là để nhằm cầm máu, hoặc tránh hiện tượng đông máu tràn lan một khi đã hình thành đủ.

Có thể lấy ví dụ: Khi ta cắt gọt hoa quả, vô ý bị đứt tay thì lập tức nơi tổn thương có hiện tượng co mạch do phản xạ thần kinh. Tổn thương càng lớn thì mức độ co của mạch càng lớn, tạo điều kiện cho sự hình thành nút tiểu cầu và cục máu đông làm ngừng chảy máu. Quá trình đông máu tự nhiên bao gồm một loạt các phản ứng và đối phản ứng mà ở mỗi giai đoạn, sản phẩm được tạo ra phải nhanh hơn là sự tiêu hủy của nó, nếu muốn cho giai đoạn sau của quá trình đông máu có thể tiến hành được. Khi cân bằng giữa hai quá trình trên lệch về một phía thì hoặc sẽ có hiện tượng máu không đông, hoặc hiện tượng máu quá đông.

Vai trò của tiểu cầu

Tiểu cầu có nguồn gốc từ tủy xương. Nó là một tế bào không nhân, hình đĩa mỏng, đường kính 2-3micromet, tích điện âm rất mạnh. Số lượng bình thường của tiểu cầu trong máu ngoại vi là 150.000 - 300.000/mm3 và có thể tăng giảm trong một phạm vi hẹp nhờ một cơ chế điều hòa đặc biệt. Tuổi thọ của tiểu cầu chỉ 8-12 ngày, nó cũng “chín” và “già” đi trước khi bị hủy tự nhiên và có lớp tiểu cầu khác thay thế. Suy giảm tiểu cầu về mặt số lượng hoặc chất lượng sẽ gây ra bệnh sinh chảy máu.

Bình thường tiểu cầu trôi tự do theo dòng máu. Khi mạch máu bị đứt, những sợi colagen ở dưới lớp biểu mô bị bộc lộ và tiểu cầu sẽ kết dính tụ lại chỗ mạch đứt (do thành mạch mất điện âm không đẩy tiểu cầu nữa). Tiếp đó, những tiểu cầu đang lưu thông sẽ đến kết tụ vào đó và kéo theo sự kết tụ của lớp tiểu cầu thứ 3, thứ 4... cho đến khi hình thành nút tiểu cầu (còn gọi đinh cầm máu Hayem) bịt kín chỗ tổn thương.

Và hàng chục yếu tố khác

Muốn máu đông lại, phải xuất hiện fibrin. Nếu thí nghiệm gói một cục tiết (lợn, gà, vịt...) vào mấy lớp vải xô, vắt cho máu trong cục tiết chảy vào dung dịch muối NaCl 0,9%; tiếp tục nhúng gói tiết vào dung dịch muối và vắt tiếp, làm nhiều lần. Cuối cùng mở ra, trong gói chỉ còn một đám sợi rối màu trắng gọi là fibrin (fibre: sợi, in: chất). Nhưng để có fibrin thì hàng chục khâu trước đó phải được hoạt hóa. Cứ mỗi khi tìm được một yếu tố nào đó phụ trách một khâu, người ta lại đặt cho một tên. Hàng chục yếu tố nối nhau ra đời và mang những tên tùy theo mỗi tác giả, như vậy là phức tạp. Rốt cuộc, người ta đã họp lại năm 1959 trong một hội nghị quốc tế về đông máu, đã thống nhất quy định gọi tên các yếu tố đông máu bằng chữ số La Mã (có 12 yếu tố đông máu).

Các yếu tố đông máu có đủ mặt trong dòng máu và hầu hết ở dạng tiền chất không hoạt động. Khi một yếu tố được hoạt hóa, nó sẽ kéo theo sự hoạt hóa của các yếu tố khác theo kiểu phản ứng dây chuyền tự động đưa đến kết quả cuối cùng là sự hình thành mạng lưới fibrin. Và những hồng cầu bị các sợi fibrin “trói buộc lại” – đó là cục máu đông. Sau khi cục máu đã hình thành, tiểu cầu tiết ra men co cục (retractolysine) làm thể tích cục máu nhỏ đi, đồng thời tiết huyết thanh ra.

Mặt khác, trong phần protein của huyết tương có một euglobin gọi là plasminogen. Chất này khi được hoạt hóa sẽ trở thành plasmin là một men tiêu protein rất mạnh. Plasmin tiêu hủy các sợi fibrin cũng như các yếu tố đông máu khác ở chung quanh như fibrinogen, yếu tố II, V, VIII, XII. Khi hình thành cục máu đông, phần lớn plasminogen gia nhập vào cục máu đông cùng với các protein khác của huyết tương. Mỗi khi plasmin được hình thành trong cục máu đông, nó có thể làm tan cục máu đông và phá hủy rất nhiều yếu tố đông máu làm giảm khả năng đông máu. Người ta nhận thấy những cục máu đông vì lý do nào đó được tạo thành trong các mạch máu cũng có thể bị tan ra bởi trong máu cũng có những yếu tố hoạt hóa plasminogen. Điều này có một ý nghĩa tích cực, nó dọn sạch các cục máu đông nhỏ li ti được hình thành trong lòng mạch, do đó ngăn ngừa tắc mạch, ngăn hình thành các huyết khối, bảo vệ sự lưu thông thông suốt của huyết mạch.

Bệnh do máu đông gây ra

Chính vì tầm quan trọng của 2 quá trình đông máu và chống đông, nên ở cơ thể người khỏe mạnh thì 2 quá trình này diễn ra cân bằng. Tuy nhiên nếu như ở cơ thể người nào mà hệ thống đông máu diễn ra mạnh hơn quá trình chống đông, thì trong cơ thể sẽ dư thừa các cục máu đông. Đây chính là nguyên nhân làm cản trở sự tuần hoàn máu trong cơ thể và có thể sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, hoại tử chi hay mờ mắt, tê tay chân, ù tai….

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi ngoài 40, xu hướng mắc bệnh ngày càng gia tăng do lối sống công nghiệp, ít vận động và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Trong đó người cao tuổi, người bị tiểu đường, huyết áp cao, mơ máu, người bị chấn thương không cử động trong thời gian dài…có tỷ lệ mắc bệnh cục máu đông cao nhất. Để những căn bệnh trên không làm ảnh đến sức khỏe, tuổi thọ của chúng ta, thì việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng.

Gần đây việc sử dụng enzym Nattokinase do giáo sư Sumi người Nhật phát hiện năm 1986 được nhiều chuyên gia khuyên dung, vì tính an toàn và hiệu quả phá các cục máu đông của nó. Để phòng ngừa chúng ta có thể sử dụng nó hang ngày, thông qua các chế phẩm có nguồn gốc từ enzym Nattokinase như sản phẩm Tanmado…

Biên soạn: "Minh Phương"

Nguồn tin: bacsygiadinhhn.vn

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top