0902030407
Tư vấn sản phụ khoa và SÂ 0904130512
Tư vấn khám bệnh
Bác sỹ
Liên hệ bác sĩ trực
090.3.228.448
Tư vấn khám bệnh
Bác sỹ

ngoai te

BánMua
Source vietcombank.com.vn

thong ke

Lượt truy cập:   1351309
Trực tuyến:   12
Số lượt xem: 6058
Gửi lúc 15:41' 10/06/2014

Lần đầu mang thai, bạn nên chăm sóc sức khỏe thế nào?

toan khanh



Lần đầu mang thai, bạn nên chăm sóc sức khỏe thế nào?

Khi mang thai, chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề bạn bỡ ngỡ, lo lắng đặc biệt với những người mang thai lần đầu.

Khám thai sớm nhất vào lúc nào?

Ði khám thai ngay sau khi chậm kinh một tuần; Nên đi khám thai ít nhất là ba hoặc bốn tháng trong thời gian mang thai: một lần vào ba tháng đầu, một lần vào ba tháng giữa và một hoặc hai lần vào ba tháng cuối ; Nếu có điều kiện bạn nên đi khám thai nhiều hơn. Những lần khám thai giúp cho bạn biết thai nhi có phát triển bình thường không, và người mẹ có bệnh gì hoặc có khó khăn gì cần phải xử trí không. Khám thai cũng giúp cho bạn biết bạn sẽ đẻ thường hay sẽ cần những can thiệp đặc biệt (như mổ đẻ).

Làm cách nào để đỡ mệt mỏi khi mang thai?
Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Bạn nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm, và chợp mắt một chút vào ban ngày khi có cơ hội; khi cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi và thư giãn.
Bắt đầu ngủ nghiêng người qua bên trái để làm giảm áp lực đè lên các mạch máu lớn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi; nếu bạn cảm thấy stress, hãy cố gắng tìm cách để thư giãn...

Bao nhiêu lâu thì hết nghén?
Sau khi có thai, nhiều chị em thấy xuất hiện các triệu chứng mà dân gian thường gọi là “ốm nghén”.Ốm nghén thai thường sợ cơm và thức ăn mà trước đây họ rất ưa thích nhưng lại rất thích ăn vặt. Và thích ăn những thứ như chua, ngọt.... Tất cả những dấu hiệu này là phản ứng mang tính sinh lý, thường chấm dứt khi thai 12 tuần tuổi và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nên không cần điều trị.
Cũng có một số trường hợp có phản ứng mạnh, kéo dài như nôn nhiều gây mất nước và rối loạn điện giải, thậm chí có thể bị tụt huyết áp, lượng nước tiểu giảm, có dấu hiệu của toan chuyển hóa thì cần phải đến bệnh viện có chuyên khoa sản để được theo dõi và điều trị.

Có nên xoa bụng nhiều khi mang thai?
Trong suốt quá trình mang thai, bà mẹ nên hạn chế âu yếm con bằng cách xoa bụng vì những kích thích như vậy rất có thể gây nên những cơn co dạ con gây đau bụng và những ảnh hưởng xấu cho thai nhi như dọa sảy thai hoặc đẻ non. Trong trường hợp bạn thấy có cơn co bất thường, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ khám và tư vấn.

Ăn nhiều trứng gà khi mang thai có tốt không?
Trứng là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao: Trứng cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao (loại protein có chứa các acid amin gần giống và cần thiết cho cơ thể người). Ngoài ra, trứng còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3.
Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Chính vì vậy, trứng là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ có thai và cho con bú để bảo đảm sức khỏe thai nhi và trẻ sơ sinh. Trong trứng còn có cholin và các acid béo chưa no cần thiết (omega 3) giúp cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ.
Tiêm vaccine uốn ván khi nào?

Tiêm vac xin phòng uốn ván hai lần. Mũi thứ nhất cần được tiêm càng sớm càng tốt (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ nhất). Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất một tháng và muộn nhất là trước khi đẻ một tháng (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ hai hoặc thứ ba). Tiêm Vacine sẽ giúp cho bản thân bạn và cả con bạn tránh được một căn bệnh rất nguy hiểm trong hoặc  sau khi sinh là uốn ván. Vacine không có tác hại gì đối với thai nhi cũng như đối với bản thân bạn.

Dinh dưỡng thế nào là hợp lý?

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng, muốn thai nhi khỏe mạnh, muốn con giỏi thông minh thì phải có một chế độ dinh dưỡng khi mang thai thật hợp lý. Nên nhớ rằng bạn cần ăn uống đầy đủ không những cho bản thân mình mà còn vì sự phát triển của con bạn. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước và ăn đủ thức ăn, đặc biệt là những thức ăn cần thiết (cung cấp năng lượng như: gạo, ngô, khoai, sắn, bánh mỳ; phát triển cơ thể như: thịt, cá, sữa và trứng; và bảo vệ cơ thể như: hoa quả, rau xanh, gan, cá, trứng). Bạn không nên kiêng ăn những thức ăn mà bạn vẫn thường ăn trước khi có thai.

Khi có thai nhu cầu sắt của người phụ nữ thường cao gấp đôi hoặc gấp ba bình thường, vì vậy phụ nữ có thai thường hay bị thiếu máu. Ðể tránh thiếu máu, bạn cần ăn các loại thức ăn có nhiều chất sắt như: thịt nạc, gan, rau xanh và uống viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khí hư màu trắng đục khi mang thai?
Nếu bạn thấy có nhiều khí hư màu trắng đục và hơi đục thì đó là bình thường. Nếu bạn thấy khí hư của bạn có màu sắc khác thường hoặc trở nên rất loãng thì cần đi khám bác sĩ ngay.

Làm thế nào để biết thai nhi bất thường?

Nên tuân thủ đúng lịch khám thai mà bác sĩ đưa ra. Trong quá  trình thăm khám nếu có dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm căn bản như xét nghiệm máu, nước tiểu, có thể mẹ bầu sẽ bị chỉ định làm thêm 1 số xét nghiệm chuyên sâu khác nếu bác sĩ thấy xuất hiện dấu hiệu cảnh báo rủi ro ở thai nhi như nguy cơ thai dị tật, bị Down, nứt đốt sống, não úng thủy...

Các xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán này rất quan trọng để khẳng định có hay không các bất thường ở thai nhi, làm an lòng, hoặc ngược lại, buộc vợ chồng bạn phải lựa chọn có nên duy trì tiếp tục thai kì. Vì vậy, hiểu biết về các phương pháp giúp phát hiện thai bất thường, một số rủi ro có thể xảy ra ở mỗi phương pháp sẽ giúp mẹ bầu bình tĩnh và chủ động hơn khi đối mặt với những chỉ định xét nghiệm quan trọng trong thai

Không mang vác nặng?

Khi phụ nữ mang thai mang vác đồ nặng tạo áp lực cho bụng dưới, cơ tử cung sẽ co bóp. Nếu bạn không cẩn thận còn bị va chạm vào vùng bụng, sẽ chảy máu và nhau thai sẽ bị bóc ra.

 

Có thể đi spa hay xoa bóp?

Spa và xoa bóp không cấm kị với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên phải chú ý đến áp lực nước.

Thời kỳ đầu mang thai phải chú ý không sử dụng thời gian quá dài và nhiệt độ nước không được nóng hơn nhiệt độ cơ thể.

Thời kỳ thứ ba giai đoạn sắp sinh không nên để vòi nước phun thẳng vào vùng bụng.

Trường hợp là đối tượng có nguy cơ động thai tốt nhất không nên đi Spa.

 

Có thể đi bơi hay đạp xe tại chỗ?

Vận động thể dục an thai, không những trợ giúp cho quá trình sinh đẻ còn có tác dụng làm giảm mỏi lưng, đau đầu, đau vai… Những vận động này cần có giới hạn, nếu quá sẽ làm bạn thở gấp và mệt mỏi.

Bơi là loại vận động an toàn, nước có thể làm giảm áp lực tim, cơ thể người mẹ khoẻ lên. Vận động bằng xe đạp tại chỗ cũng là một vận động rất tốt nhưng phải chú ý bảo vệ đốt sống lưng và đầu gối, thời gian tập không quá 30 phút, giữa buổi tập có thể nghỉ ngơi và uống nước bổ sung.

 

Phần tư vấn trên do bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Dung, công tác tại bệnh viện phụ sản Hà Nội, cố vấn chuyên môn Phòng khám đa khoa Toàn Khánh (423 Âu Cơ, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội)



 


Các tin khác



«Quay lại

↑ Top