0902030407
Tư vấn sản phụ khoa và SÂ 0904130512
Tư vấn khám bệnh
Bác sỹ
Liên hệ bác sĩ trực
090.3.228.448
Tư vấn khám bệnh
Mã | Bán | Mua |
---|
Source vietcombank.com.vn
Lượt truy cập: 1381683
Trực tuyến: 10
Trực tuyến: 10
Số lượt xem: 4020
Gửi lúc 10:05' 14/11/2011
Những vấn đề về trứng cá ở phụ nữ
Mụn trứng cá
rất phổ biến. Ở Mỹ có khoảng 17 triệu người đi khám bác sĩ để chữa trứng
cá là chứng bệnh thông thường nhất trong số các bệnh ngoài da chữa ở
các phòng mạch.
Kể từ tuổi 12 tới 25, thì có tới 85 phần trăm bị trứng cá , nhiều nhất là tuổi 16 tới 17 ở con gái, và 17 tới 18 ở con trai. Người lớn cũng có trứng cá, tuy ít hơn: ở tuổi trên dưới 40, thì 1000 người có độ 25 người có trứng cá. Trẻ sơ sanh cũng có trứng cá, bé trai nhiều hơn bé gái tới 5 lần, có lẽ là do ảnh hưởng của chất nội tiết nam tính nơi bé trai, và thường thì chừng năm bảy tháng một năm là hết.
Trứng cá là gì
Tuổi dậy thì hay bị mụn trứng cá vì nhiều yếu tố kết hợp với nhau: à chất nội tiết (hormone), da nhờn và vi trùng nẩy nở ở ngoài và bên trong da.
Khởi đầu trứng cá
Mỗi sợi lông mọc từ một cái gốc ở trong da, như củ hành lá vươn từ đất lên. Cái lỗ nhỏ chứa gốc sợi lông là lỗ chân lông. Ở ngay bên vách lỗ chân lông có một cái bầu nhỏ, tiết ra chất nhờn. Chất nhờn này bình thường thoát ra ngoài lỗ chân lông làm cho da khỏi bị khô. Nhưng cái gì thái quá cũng không hay . Ở tuổi dậy thì, chất nhờn ra quá nhiều , bị khô đọng lại trong lỗ chân lông cộng với vi trùng ngoài da và lớp da khô tróc đi, làm thành một cái nút đóng nghẹt lỗ chân lông lại. Cái nút đó là cái mà ta gọi là trứng cá. Hột trứng cá có khi trắng, có khi đốm đen , tùy theo cái nút nghẹt nhiều hay ít. Cho tới giai đoạn này, thì các cô các cậu mới chỉ thấy lác đác trên mặt hay là trên vai, trên ngực một vài cái đốm trứng cá nho nhỏ, chưa thành mụn đỏ, nghĩa là chưa thấy phiền gì nhiều.
Ta cũng nghe nói người mồ hôi dầu hay bị trứng cá hơn người mồ hôi muối. Sự thực không phải vậy. Mồ hôi chỉ là nước có chất muối và ít hóa chất khác, nhưng không có dầu. Tuyến sinh chất nhờn nằm ở trong lỗ chân lông, còn tuyến sinh mồ hôi thì ở riêng biệt , mồ hôi chẩy thẳng ra ngoài da. Tuy vậy câu trên cũng có phần đúng, vì người có tuyến sinh chất nhờn hoạt động mạnh, thì chất nhờn ra nhiều sẽ hòa với mồ hôi làm ta có cảm tưởng là mồ hôi dầu.
Từ khi lỗ chân lông bị nghẹt
Khi lỗ chân lông bị nghẹt rồi, thì vi trùng được nuôi dưỡng bằng chất béo sẽ sinh sôi nẩy nở, nhất là con vi trùng có tên là P. acnes là một vi trùng kỵ khí ( tức là vi trùng chỉ mọc chỗ không có dưỡng khí), vì bị nghẹt thì không thông thương với khí trời, vi trùng được dịp mọc mạnh. Vi trùng nẩy nở làm da ngứa ngáy và sưng lên thành mụn trứng cá thực sự, mụn nhỏ đo đỏ có khi có đọng tí mủ. Đây còn là trứng cá loại nhẹ, vì mủ tuy có nhưng ở phớt trên lớp da ngoài . Trứng cá nặng là trứng cá nổi cục, khi mủ ăn sâu vào trong thành mụn mủ bọc, bọc mủ này có khi vỡ ra bên trong da lan ra thành những bọc mủ lớn hơn. Nặng nhất là khi nhiều bọc mủ ở dưới da ăn thông với nhau như ngõ ngách rất khó chữa .
Sẹo trứng cá
Trứng cá thường mọc ở mặt, cổ, vai lưng và ngực (toàn là những chỗ quan trọng cho các cô khi mặc áo tắm!) Lý do là vì lỗ chân lông ở những chỗ này lớn hơn vá tuyến sinh chất nhờn trong lỗ chân lông cũng lớn hơn các nơi khác. . Mụn trúng cá mọc ít ra hai ba tuần lễ mới hết. Sẹo có khi thành lỗ, có người bị nhiều, lốm đốm như "rỗ huê". Có khi sẹo lồi , nhất là ở ngực Được cái là sẹo lồi sẽ xẹp và mờ dần theo thời gian. Trứng cá nhẹ thì ít để lại vết sẹo. Trứng cá nặng, khi bọc mủ vỡ ra ngoài và lành rồi thì thường sinh sẹo. Chữa trị sớm cho đúng cách, thì đỡ bị sẹo.
Các yếu tố góp phần sinh trứng cá
Vai trò của chất nội tiết (hormone) nam tính
Chất nội tiết nam tính làm cho các tuyến sinh chất nhờn ở lỗ chân lông sưng to lên và tiết nhiều chất nhờn hơn. Vì vậy con trai đến tuổi dậy thì mới hay bị trứng cá. Như vậy thì tại sao con gái lại có trứng cá? Chất nội tiết nam tính, không phải chỉ con trai mới có, là vì nó vừa do ngọc hành sinh ra, mà còn do hai bộ phận nằm úp ngay trên hai quả thận (gọi là nang thượng thận) sinh ra nữa. Chất nội tiết nam tính của con gái là do nang thượng thận sinh ra.
Ta thấy các em bé sơ sinh da nhờn hơn da người lớn. Đó là vì chất nhờn tiết nhiều trong một hai năm đầu, rồi giảm dần, đến khi nang thượng thận trưởng thành khoảng bảy tám tuổi mới lại tăng dần lên, và tiếp tục tăng gia tới tuổi dậy thì do ảnh hưởng các tuyến sinh dục.
Vai trò của vi trùng
Như trên ta đã thấy, vi trùng sinh sôi nẩy nở trong chất nhờn bị đóng nghẹt ở lỗ chân lông. Trong khi nó "tiêu hóa" chất nhờn như vậy, thì nó cũng làm sưng lỗ chân lông đang bị nghẹt, đồng thời bạch huyết cầu trong người được báo động, bèn kéo đến để diệt vi trùng đi. Nhưng khi bạch huyết cầu nuốt trọn vi trùng thì lại thải ra những chất làm hư cái tuyến sinh chất nhờn nơi lỗ chân lông làm cho nó vỡ tung ra.
Yếu tố di truyền
Bị trứng cá nặng hay nhẹ, bị loại trứng cá nào hoặc là quãng đời bị trứng cá kéo dài lâu mau, có ảnh hưởng di truyền trong gia đình. Tuy nhiên như trên đã nói số người bị trứng cá quá phổ biến, cho nên khó làm các cuộc nghiên cứu thống kê về di truyền cho chính xác.
Các yếu tố khác
Người ta nhận xét thấy trứng cá ở nữ giới nhiều khi quá ra khoảng năm bảy ngày trước khi có kinh và cho rằng có thể do ảnh hưởng của chất nội tiết progesterone trong thời gian đó. Nhiều mỹ phẩm , kể cả các thứ kem chải hay xịt tóc, làm trứng cá mọc nhiều ở vùng chân tóc phía trên trán. Hơi nóng và độ ẩm cũng góp phần tăng gia trứng cá. Ngoài ra còn có thể kể cả một vài thứ thuốc như isoniazid (thuốc lao), dilantin (thuốc động kinh) cùng một số hóa chất dùng trong kỹ nghệ.
Kể từ tuổi 12 tới 25, thì có tới 85 phần trăm bị trứng cá , nhiều nhất là tuổi 16 tới 17 ở con gái, và 17 tới 18 ở con trai. Người lớn cũng có trứng cá, tuy ít hơn: ở tuổi trên dưới 40, thì 1000 người có độ 25 người có trứng cá. Trẻ sơ sanh cũng có trứng cá, bé trai nhiều hơn bé gái tới 5 lần, có lẽ là do ảnh hưởng của chất nội tiết nam tính nơi bé trai, và thường thì chừng năm bảy tháng một năm là hết.
Trứng cá là gì
Tuổi dậy thì hay bị mụn trứng cá vì nhiều yếu tố kết hợp với nhau: à chất nội tiết (hormone), da nhờn và vi trùng nẩy nở ở ngoài và bên trong da.
Khởi đầu trứng cá
Mỗi sợi lông mọc từ một cái gốc ở trong da, như củ hành lá vươn từ đất lên. Cái lỗ nhỏ chứa gốc sợi lông là lỗ chân lông. Ở ngay bên vách lỗ chân lông có một cái bầu nhỏ, tiết ra chất nhờn. Chất nhờn này bình thường thoát ra ngoài lỗ chân lông làm cho da khỏi bị khô. Nhưng cái gì thái quá cũng không hay . Ở tuổi dậy thì, chất nhờn ra quá nhiều , bị khô đọng lại trong lỗ chân lông cộng với vi trùng ngoài da và lớp da khô tróc đi, làm thành một cái nút đóng nghẹt lỗ chân lông lại. Cái nút đó là cái mà ta gọi là trứng cá. Hột trứng cá có khi trắng, có khi đốm đen , tùy theo cái nút nghẹt nhiều hay ít. Cho tới giai đoạn này, thì các cô các cậu mới chỉ thấy lác đác trên mặt hay là trên vai, trên ngực một vài cái đốm trứng cá nho nhỏ, chưa thành mụn đỏ, nghĩa là chưa thấy phiền gì nhiều.
Ta cũng nghe nói người mồ hôi dầu hay bị trứng cá hơn người mồ hôi muối. Sự thực không phải vậy. Mồ hôi chỉ là nước có chất muối và ít hóa chất khác, nhưng không có dầu. Tuyến sinh chất nhờn nằm ở trong lỗ chân lông, còn tuyến sinh mồ hôi thì ở riêng biệt , mồ hôi chẩy thẳng ra ngoài da. Tuy vậy câu trên cũng có phần đúng, vì người có tuyến sinh chất nhờn hoạt động mạnh, thì chất nhờn ra nhiều sẽ hòa với mồ hôi làm ta có cảm tưởng là mồ hôi dầu.
Từ khi lỗ chân lông bị nghẹt
Khi lỗ chân lông bị nghẹt rồi, thì vi trùng được nuôi dưỡng bằng chất béo sẽ sinh sôi nẩy nở, nhất là con vi trùng có tên là P. acnes là một vi trùng kỵ khí ( tức là vi trùng chỉ mọc chỗ không có dưỡng khí), vì bị nghẹt thì không thông thương với khí trời, vi trùng được dịp mọc mạnh. Vi trùng nẩy nở làm da ngứa ngáy và sưng lên thành mụn trứng cá thực sự, mụn nhỏ đo đỏ có khi có đọng tí mủ. Đây còn là trứng cá loại nhẹ, vì mủ tuy có nhưng ở phớt trên lớp da ngoài . Trứng cá nặng là trứng cá nổi cục, khi mủ ăn sâu vào trong thành mụn mủ bọc, bọc mủ này có khi vỡ ra bên trong da lan ra thành những bọc mủ lớn hơn. Nặng nhất là khi nhiều bọc mủ ở dưới da ăn thông với nhau như ngõ ngách rất khó chữa .
Sẹo trứng cá
Trứng cá thường mọc ở mặt, cổ, vai lưng và ngực (toàn là những chỗ quan trọng cho các cô khi mặc áo tắm!) Lý do là vì lỗ chân lông ở những chỗ này lớn hơn vá tuyến sinh chất nhờn trong lỗ chân lông cũng lớn hơn các nơi khác. . Mụn trúng cá mọc ít ra hai ba tuần lễ mới hết. Sẹo có khi thành lỗ, có người bị nhiều, lốm đốm như "rỗ huê". Có khi sẹo lồi , nhất là ở ngực Được cái là sẹo lồi sẽ xẹp và mờ dần theo thời gian. Trứng cá nhẹ thì ít để lại vết sẹo. Trứng cá nặng, khi bọc mủ vỡ ra ngoài và lành rồi thì thường sinh sẹo. Chữa trị sớm cho đúng cách, thì đỡ bị sẹo.
Các yếu tố góp phần sinh trứng cá
Vai trò của chất nội tiết (hormone) nam tính
Chất nội tiết nam tính làm cho các tuyến sinh chất nhờn ở lỗ chân lông sưng to lên và tiết nhiều chất nhờn hơn. Vì vậy con trai đến tuổi dậy thì mới hay bị trứng cá. Như vậy thì tại sao con gái lại có trứng cá? Chất nội tiết nam tính, không phải chỉ con trai mới có, là vì nó vừa do ngọc hành sinh ra, mà còn do hai bộ phận nằm úp ngay trên hai quả thận (gọi là nang thượng thận) sinh ra nữa. Chất nội tiết nam tính của con gái là do nang thượng thận sinh ra.
Ta thấy các em bé sơ sinh da nhờn hơn da người lớn. Đó là vì chất nhờn tiết nhiều trong một hai năm đầu, rồi giảm dần, đến khi nang thượng thận trưởng thành khoảng bảy tám tuổi mới lại tăng dần lên, và tiếp tục tăng gia tới tuổi dậy thì do ảnh hưởng các tuyến sinh dục.
Vai trò của vi trùng
Như trên ta đã thấy, vi trùng sinh sôi nẩy nở trong chất nhờn bị đóng nghẹt ở lỗ chân lông. Trong khi nó "tiêu hóa" chất nhờn như vậy, thì nó cũng làm sưng lỗ chân lông đang bị nghẹt, đồng thời bạch huyết cầu trong người được báo động, bèn kéo đến để diệt vi trùng đi. Nhưng khi bạch huyết cầu nuốt trọn vi trùng thì lại thải ra những chất làm hư cái tuyến sinh chất nhờn nơi lỗ chân lông làm cho nó vỡ tung ra.
Yếu tố di truyền
Bị trứng cá nặng hay nhẹ, bị loại trứng cá nào hoặc là quãng đời bị trứng cá kéo dài lâu mau, có ảnh hưởng di truyền trong gia đình. Tuy nhiên như trên đã nói số người bị trứng cá quá phổ biến, cho nên khó làm các cuộc nghiên cứu thống kê về di truyền cho chính xác.
Các yếu tố khác
Người ta nhận xét thấy trứng cá ở nữ giới nhiều khi quá ra khoảng năm bảy ngày trước khi có kinh và cho rằng có thể do ảnh hưởng của chất nội tiết progesterone trong thời gian đó. Nhiều mỹ phẩm , kể cả các thứ kem chải hay xịt tóc, làm trứng cá mọc nhiều ở vùng chân tóc phía trên trán. Hơi nóng và độ ẩm cũng góp phần tăng gia trứng cá. Ngoài ra còn có thể kể cả một vài thứ thuốc như isoniazid (thuốc lao), dilantin (thuốc động kinh) cùng một số hóa chất dùng trong kỹ nghệ.
Biên soan: "Minh Phương"
Nguồn tin: bacsygiadinhhn.vn
+ PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT:
Các tin khác
- Thông Tin Y Học Về Bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung (13/11/2011)
- Lợi ích của các chẩn đoán trước sinh để phát hiện sớm dị tật ở thai nhi (12/11/2011)
- Điểm mới trong phòng và phát hiện sớm ung thư phụ khoa (11/11/2011)
- Tại sao bạn nên quan tâm đến các thăm dò và Xét nghiệm cận lâm sàng! (03/11/2011)