Dụng cụ tử cung tránh thai – Cơ chế, chỉ định và chống chỉ định
- Dụng cụ tử cung tránh thai: là 1 biện pháp tránh thai tạm thời cho nữ giới. Đó là những dụng cụ được đặt vào trong buồng tử cung, có tác dụng ngăn ngừa có thai. Là phương pháp tránh thai đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả cao, dễ có thai lại khi lấy dụng cụ ra. - Phân loại dụng cụ tử cung: § Theo hình dạng: Dụng cụ tử cung kín: Vòng Dana Dụng cụ tử cung hở: TCu, Multiload § Theo cấu trúc: Dụng cụ tử cung không có hoạt chất làm bằng chất dẻo poly Ethylen Dụng cụ tử cung có hoạt chất sinh học như dụng cụ quấn dây đồng TCu 380A, dụng cụ có chứa progestatif.
- Tại nội mạc tử cung: + Gây phản ứng viêm tại chỗ, xuất hiện hàng rào có lympho bào, BCĐN, ĐTB sẽ thực bào tinh trùng và trứng. (Đây là cơ chế đầu tiên của dụng cụ tử cung). + Dụng cụ tử cung gây xơ hóa niêm mạc tử cung tại diện tiếp xúc với dụng cụ tử cung không thuận lợi cho việc làm tổ. + Dụng cụ tử cung làm tế bào nội mạc bị ảnh hưởng dẫn đến rối loạn chế tiết, làm giảm các chất cần thiết cho sự làm tổ của trứng như: glycogen giảm, men tiêu đạm giảm - Tác dụng tại tử cung và vòi trứng: + Tăng co bóp tử cung đẩy trứng ra ngoài + Dụng cụ tử cung có tác dụng làm tăng nhu động vòi trứng khiến trứng di chuyển nhanh về phía buồng tử cung trong khi niêm mạc tử cung chưa chuẩn bị tốt cho việc làm tổ của trứng - Ở buồng tử cung: Gây độc cho phôi bào Ø Đối với dụng cụ tử cung có gắn đồng, đồng có tác dụng: + Gây độc cho giao tử (gây độc cho tinh trùng) + Gây biến đổi mạnh niêm mạc tử cung, làm cản trở trứng làm tổ ở buồng TC + Thay đổi chất nhầy cổ tử cung, cản trở tinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung Ø Đối với dụng cụ chứa Progestatif: + Làm đặc chất nhầy cổ tử cung + Nội mạc tử cung bị teo + Ảnh hưởng đến nhu động của vòi trứng Các tác dụng trên của dụng cụ tử cung làm bất lợi cho quá trình thụ tinh và làm tổ của trứng
- Cho tất cả các phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ muốn tránh thai tạm thời mà không có chống chỉ định - Lý tưởng nhất là cho phụ nữ đã có con, bộ máy sinh dục bình thường có nguyện vọng tránh thai - Tử cung có sẹo mổ lấy thai vẫn đặt được dụng cụ tử cung
- Chống chỉ định tuyệt đối: + Có thai hoặc nghi có thai + Viêm nhiễm đường sinh dục chưa điều trị khỏi + Rối loạn đông máu + Bệnh lý tim mạch + Khối ung thư cơ quan sinh dục: ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú. + Rong kinh, rong huyết, chảy máu phụ khoa chưa rõ nguyên nhân + Sa sinh dục độ II, III, lộ tuyến cổ tử cung + Hở eo tử cung, rách cổ tử cung, cổ tử cung loe rộng + Dị ứng với đồng (đối với các dụng cụ có đồng) - Chống chỉ định tương đối: + Buồng tử cung bất thường (u xơ, dị dạng,…) + Đang được điều trị bằng thuốc chống đông máu + Tiền sử nhiễm khuẩn đường sinh dục trên + Tiền sử GEU + Chưa có con + Thiếu máu, suy nhược cơ thể
- Thời gian đặt: + Sau 2-3 ngày sạch kinh (dao động đến 10 ngày), trước đó không giao hợp + Sau nạo thai, hút thai: Nên đợi hành kinh trở lại 1 lần rồi mới đặt dụng cụ tử cung + Sau sảy đẻ ≥ 8 tuần. Không nên đặt DCTC ngay sau đẻ vì tỷ lệ tụt DCTC rất cao. - Theo dõi: + Nghỉ ngơi 2-3 ngày sau đặt, không làm việc nặng trong 2-3 tháng + Tránh giao hợp 2 tuần đầu sau đặt, vệ sinh tại chỗ hàng ngày + Khám lại 1 tuần sau đặt + Sau đó khám lại 1 tháng/1 lần/3 tháng -> 6 tháng 1 lần, rồi -> 1 năm/lần
- Chỉ định tháo vòng: + Thay bằng phương pháp khác + Muốn có thai lại + Có biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn + Hết hạn sử dụng + Hết tuổi sinh đẻ + Đau khi giao hợp, đau nhiều khi hành kinh + Vòng bị tụt 1 phần 6. Tác dụng phụ & xử trí: - Chảy máu trong những ngày đầu, hoặc rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, cường kinh Xử trí: nghỉ ngơi, cho thuốc chống tiêu sợi huyết, thuốc bảo vệ thành mạch, thuốc kháng protagladin. Nếu ko đỡ, thay DCTC khác hoặc dùng biện pháp tránh thai khác. - Đau tiểu khung, thống kinh. Xử trí: giảm đau (Aspirin), giảm co (Papaverin). Nếu đau nhiều, kéo dài thì thay = DCTC khác. - Gây đau khi giao hợp. Do đặt sai vị trí, hoặc do dây thừa quá dài. Xử trí: kiểm tra để đặt lại hoặc thay = vòng khác. - Ra khí hư do phản ứng của niêm mạc TC. Xử trí: Nếu khí hư nhiều và hôi, cho kháng sinh. Nếu ra khí hư kéo dài thì thay DCTC. 7. Biến chứng - Thủng tử cung: Do chưa có kinh nghiệm đặt dụng cụ tử cung (ít gặp) Thủng ngay sau đặt ® Phẫu thuật khâu tổn thương - Nhiễm khuẩn nặng: Do thủ thuật không vô trùng hoặc đặt vòng ở BN có NK sinh dục ® kháng sinh liều cao + tháo dụng cụ tử cung. - Tụt dụng cụ TC: Do kỹ thuật sai ® đặt lại - Có thai cùng với dụng cụ tử cung: Ko bắt buộc phải tháo DCTC nếu muốn giữ thai. Cuộc ch/ dạ ko có gì đặt biệt. - Dụng cụ tử cung + GEU: Chẩn đoán (+) bằng siêu âm và lâm sàng - Dụng cụ tử cung chui vào ổ bụng: hiếm, chẩn đoán (+) bằng Siêu âm, XQ ổ bụng.
8. Ưu điểm - Hiệu quả tránh thai cao - Đặt 1 lần có hiệu quả trong nhiều năm - Kỹ thuật đặt, tháo dụng cụ tử cung dễ dàng - Sau khi tháo: có thai trở lại nhanh - Không liên quan đến giao hợp và không sợ quên uống thuốc. 9. Nhược điểm- Phải có một cán bộ y tế có chuyên môn đặt và tháo - Một số tác dụng phụ: rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau lưng, đau bụng trước và trong khi hành kinh và khi giao hợp, ra khí hư. - Một số biến chứng có thể xảy ra như thủng tử cung, nhiễm khuẩn nặng, rơi dụng cụ TC, có thai, GEU, DCTC chui vào ổ bụng. |