Siêu âm thai tại PKĐK Toàn Khánh và những điều cần lưu ý!![]() Bác sỹ Dung đang siêu âm cho một sản phụ gần tới ngày sinh tại PKĐK Các mốc cần khám trước khi khám thai và trong thời kỳ mang thai: -Trước khi muốn có thai, người phụ nữ cần siêu âm bụng-tử cung phần phụ và xét nghiệm máu để kiểm tra, nếu có vấn đề gì thì phải điều trị trước. Trước khi đi siêu âm nên ăn nhẹ và nhịn tiểu (không nên đến phòng siêu âm mới uống thật nhiều nước, lúc đó nước đang ở dạ dày-nếu đợi đến lúc buồn tiểu thì cũng khó thăm khám). Phụ nữ không nên mang thai khi tuổi càng cao, vì nguy cơ dị tật thai tăng theo tuổi mẹ. Các chị cũng nên đi khám bác sĩ sản khoa, có thể được tư vấn dùng viên sắt và acid folic sẽ giảm nguy cơ dị tật thần kinh cho thai. -Sau khi chậm kinh khoảng 5-10 ngày, nên đi siêu âm kiểm tra xem thai có trong buồng tử cung hay ở ngoài (có những trường hợp chửa ngoài vỡ nếu không mổ cấp cứu kịp sẽ nguy hiểm đến tính mạng-để siêu âm phát hiện chửa ngoài cũng cần có Bs kinh nghiệm về siêu âm đầu dò AĐ). -Khi biết thai đã trong buồng tử cung thì đến tuần thứ 7 nên đi siêu âm 2D xem đã có tim thai chưa. Trong thời gian này thai phụ nên làm việc và sinh hoạt nhẹ nhàng, nếu thấy đau bụng hoặc ra máu nên đi khám và siêu âm xem có tụ máu - tụ dịch dưới màng nuôi không. SIÊU ÂM THAI 4D: Một thai phụ cần được siêu âm tối
thiểu 3 lần và ở đúng 3 thời điểm sau: Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán
an toàn, đã được tổ chức thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép ứng dụng
trong y học thực hành. Tuy nhiên, việc siêu âm cần được chỉ định đúng vào những
thời điểm quan trọng trên để giúp cho việc chẩn đoán đạt sự chính xác cao nhất.
Ví dụ dấu hiệu độ mờ da gáy dày chỉ xuất hiện trong thời điểm 12-14 tuần, sau
thời điểm này tất cả đều trở về bình thường. Siêu âm khảo sát hình thái học
thai nếu ở thời điểm sớm hơn thì chưa nhìn rõ các cấu trúc hoặc ở thời điểm
muộn hơn thì thai lớn, nước ối giảm sẽ khó khảo sát và nếu có bất thường thì
việc chấm dứt thai kỳ cũng phải cân nhắc vì thai có thể sống sau sinh. Bác sỹ Tuyết Lữ tại PKĐK |