Dị vật đường thở


I. Nguyên nhân.

- Do tập quán sinh hoạt: trẻ em hay ngậm đồ chơi ở mồm, khi khóc hoặc ho trẻ bị sặc, làm dị vật rơi vào thanh quản. Có thể do ăn những loại quả không bỏ hạt: hạt na, hạt hồng xiêm... Ở người lớn hay có thói quen ngậm đinh, ngậm khuy áo... hoặc do răng giả rơi vào đường thở.

- Do mất phản xạ bảo vệ của thanh quản nên dị vật rơi vào thanh quản.

 II. Giải phẫu bệnh.

Dị vật rơi vào đường thở sẽ gây ra một số phản xạ. Tại chỗ có dị vật, niêm mạc phù nề và xung huyết làm chít hẹp phế quản, sau đó sẽ tạo ra một u hạt viêm, tiết dịch ứ đọng, thậm chí thành thanh quản bị tiêu huỷ, quá trình viêm lan tới tổ chức xung quanh phế quản và các hạch.

 III. Triệu chứng học.

A. Triệu chứng lâm sàng.

1. Hội chứng xâm nhập:

- Khi dị vật rơi vào thanh quản lập tức sinh ra hai loại phản xạ là: phản xạ  co thắt thanh quản và phản xạ ho, nhằm tống dị vật ra ngoài.

- Trên lâm sàng được thể hiện bằng một hội chứng xâm nhập rất đặc biệt là:  cơn ngạt thở dữ dội, trẻ ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi, có khi bị nôn. Kèm theo là sự co dãn các cơ hô hấp và thở rít.

- Sau hội chứng xâm nhập có 3 khả năng xẩy ra:

+ Chết vì ngạt thở do dị vật bít chặt ở thanh môn.

+ Dị vật được tống ra ngoài. Sau thời gian ngắn trẻ trở lại bình thường.

+ Dị vật còn nằm lại ở thanh quản, khí quản hay xuống phế quản ( thường là dị vật nhỏ, trơn tru ). Khi đó tuỳ theo vị trí dị vật ở đâu mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau, người ta còn gọi là triệu chứng định khu.

2. Dị vật ở thanh quản.

ở tiền đình thanh quản hoặc ở thanh môn.

- Khó thở thanh quản: chậm, vào, có tiếng rít, kèm theo có sự co lõm các cơ hô hấp thượng đòn và khoang liên sườn.

- Khàn tiếng.

- Ho ông ổng, lúc đầu ho khan, về sau ho khạc đờm.

- Soi thực quản gián tiếp ( trẻ lớn ): có thể thấy dị vật, niêm mạc phù nề xuất tiết hay có giả mạc.

3. Dị vật ở khí quản.

- Đặc điểm là dị vật di động lên xuống theo nhịp thở, khi ho hoặc khi thay đổi tư thế.

- Sau một thời gian tạm yên tĩnh, bệnh nhân lại xuất hiện khó thở từng lúc kiểu hen xuyễn.

- Nếu dị vật bắn lên hạ thanh môn bệnh nhân sẽ bị ho sặc sụa rồi khó thở thanh quản. Nguy hiểm nhất là mắc kẹt vào hạ thanh môn gây ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong đột ngột.

- Nghe có tiếng lật phật cờ bay khi bệnh nhân thở mạnh.

- Soi khí quản: thấy dị vật.

4. Dị vật ở phế quản.

Dễ bỏ qua khi dị vật nhỏ vì triệu chứng rất mghèo nàn. Dị vật ở phế quản có thể gây ra nhiều hội chứng khác nhau:

- Khó thở ậm ạch cả hai thì.

- Ho, lức đầu ho khan, sau ho có đờm.

- Xẹp phổi toàn bộ hay một phân thùy:

+ Rung thanh tăng.
+ Gõ đục.

+ Rì rào phế nang giảm.

- Phế quản phế viêm kéo dài.

- Tràn khií dưới da và trung thất.

- Viêm phế quản - phổi cấp một thuỳ hay một phân thuỳ.

- Cũng có khi không có triệu chứng gì ngoài một vài ran ứ đọng ở đấy phổi.

 B. Triệu chứng cận lâm sàng.


1. XQ: fim phổi thẳng, phổi nghiêng, cổ nghiêng.

- Nếu dị vật cản quang sẽ thấy dễ dàng.

- Nếu dị vật không cản quang có thể thấy:

+ Hình ảnh XQ bình thường nếu dị vật không cản trở sự thông khí hoặc di động.

+ Hình ảnh xạp phổi một thuỳ hay toàn bộ một bên phổi.

+ Khí phế thủng khu trú hay toả lan một bên phổi.

2. Soi thanh khí phế quản: vửa để chẩn đoán, vừa để điều trị.

 IV. Thể lâm sàng.

1. Dị vật không được biết.

- Ở trẻ em, những dị vật mảnh kim khí nhỏ hoặc mảnh xương con, vảy ốc có thể bị kẹt ở thanh thất hoặc hạ thanh môn. Niêm mạc thanh quản chịu đựng được loại dị vật này nên ít phản ứng. Bệnh nhân chỉ khàn tiếng và khó thở nhẹ nên dễ chẩn đoán nhâm với viêm thanh quản mạn tính, Papilone.

- Ở người lớn và trẻ em lớn, những dị vật như đuôi bút máy, mảnh kim khí có thể ở trong phế quản rất lâu và gây ra các triệu chứng: ho, khạc đờm lẫn máu, sốt về chiều, kém ăn, gầy sút, ngón tay biến dạng kiểu dùi ống nên chẩn đoán nhầm với lao phổi hoặc giãn thanh quản.

 V. Tiên lượng và biến chứng.

1. Tiên lượng.

Nói chưng dị vật đường thở là nguy hiểm. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khỏi, nhất là từ khi ngành nội soi phát triển. Song tiên lượng vẫn phụ thuộc vào bốn yếu tố:

- Bản chất dị vật.

- Tuổi bệnh nhân.

- Thời gian đến khám sớm hay muộn.

- Trang bị kĩ thuật.

2. Biến chứng.

- Phế quản phế viêm.

- Viêm màng phổi mủ.

- Abxe phổi: ho và khạc ra mủ.

- Dãn phế quản: ho và khạc đờm kéo dài có lẫn máu, đau ngực, gầy xanh. XQ có hình ảnh dãn phế quản.

- Khí phế thũng.

- Tràn khí màng phổi, trung thất.

- Xẹp phổi.

- Tử vong.

 VI. Chẩn đoán.

1. Chẩn đoán xác định dựa vào:

- Hội chứng xâm nhập.

- Triệu chứng lâm sàng định khu.

- XQ.

- Soi thanh quản, khí quản, phế quản.

2. Chẩn đoán phân biệt.

a. Dị vật ở thanh quản: cần chẩn đoán phân biệt với khó thở thanh quản do các nguyên nhân khác:

- Không có hội chứng xâm nhập.

- Soi thanh quản sẽ giúp phân biệt được bệnh.

b. Dị vật ở khí quản: cần phân biệt với hen phế quản, nếu soi khí quản sẽ giúp chẩn đoán phân biệt được bệnh.

c. Dị vật ở phế quản: cần phân biệt với các bệnh sau:

- Phế quản phế viêm.

- Viêm phế quản.

- Giãn phế quản.

XQ và soi phế quản sẽ phân biệt được các bệnh này

- Lao phổi: chẩn đoán phân biệt khác dựa vào XQ và các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao.

 VII. Điều trị.

- Soi thanh khí phế quản gắp dị vật, lấy ra theo đường tự nhiên. Tuỳ theo người bệnh, trang bị kĩ thuật và trình độ của thủ thuật viên mà có những phương pháp giải quyết thích hợp, không máy móc.

- Cần chú ý mấy vấn đề sau:

+ Hồi sức, đặc biệt là thở oxi trước và trong khi soi nếu cần thiết.

+ Mở khí quản khi nào:

. Khi có ngạt thở.

. Đề phòng ngạt thở khi di chuyển bệnh nhân ( dị vật ở khí quản ).

. Đề phòng ngạt thở khi soi.

+ Trong khi lấy dị vật cần chú ý:

. Dị vật sống ở thanh quản ( con tắc te ).

. Dị vật đã bít tắc một bên phế quản gốc, tiết dịch ứ đọng làm cản trở thông khí hoàn toàn một bên, khi gắp ra có thể tuột và rơi vào một bên lành sẽ rất nguy hiểm.

. Cách lấy dị vật di động ở khí quản.

- Sau khi soi:

+ Đề phòng hội chứng xanh sốt ở trẻ nhỏ, người ta nhỏ mũi adrenalin 0,1%.

+ Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng.

+ Thuốc kháng viêm giảm phù nề.

+ Đảm bảo dinh dưỡng tốt.

 VIII. Phòng bệnh.

- Cần tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng, bỏ thói quen cười đùa trong khi ăn, ngậm các đồ chơi, các loại nhạt trong miệng...

- Không uống nước suối khi đi rừng.

- Khi bị dị vật đường thở phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị sớm.