TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ GIẢM DUNG NẠP GLUCOSE Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁPỞ Hoa Kỳ có từ 5,7 đến 7,5 triệu bệnh nhân đái tháo đường (ÐTÐ) bị tăng huyết áp (THA). Trên bệnh nhân ÐTÐ, THA xảy ra gấp đôi so với người không bị ÐTÐ. Nghiên cứu trên 54 bệnh nhân THA bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, chúng tôi ghi nhận có 31,5% bị ÐTÐ; 5,6% bị giảm dung nạp glucose. Tất cả những người này từ trước vẫn chưa được phát hiện ÐTÐ hoặc giảm dung nạp glucose. Tỷ lệ ÐTÐ và giảm dung nạp gulucose gia tăng với tăng trọng - béo phì và tuổi tác. I. Đặt vấn đề Một trong các biến chứng rất thường gặp của bệnh nhân đái tháo đường (ÐTÐ) là biến chứng tăng huyết áp (THA) và từ biến chứng THA, bệnh có thể đưa đến các biến chứng khác nặng hơn như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tổn thương thận trong ÐTÐ, các biến chứng này sẽ góp phần làm bệnh ÐTÐ nặng lên nhanh chóng, từ đó làm THA nặng hơn. Ngoài ra, điều trị THA cũng đặt ra nhiêu vấn đề tế nhị ở bệnh nhân ÐTÐ, nên chọn loại thuốc điều trị ÐTÐ nào để không làm nặng thêm THA. Ðã có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ THA trên bệnh nhân ÐTÐ, riêng ở Hoa Kỳ có 5,7 đến 7,5 triệu người ÐTÐ bị tăng huyết áp. THA xảy ra gấp đôi ở ÐTÐ so với người bình thường [15], nhưng rất ít nghiên cứu ngược lại. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây cho thấy có một tỷ lệ khá lớn các trường hợp THA và rối loạn đường huyết nhất là ÐTÐ týp 2 có cùng một nguyên nhân đó là đề kháng insulin trong bối cảnh hội chứng rối loạn chuyển hóa (hội chứng X). * Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu tỷ lệ bệnh ÐTÐ và giảm dung nạp glucose (GDNG) trên bệnh nhân THA. - Tìm hiểu yếu tố thể trọng và tuổi tác trên các nhóm bệnh nhân này. II. Đối tượng và phương pháp 54 bệnh nhân THA nhập viện ở các khoa nội Bệnh viện Trung ương Huế được chọn vào nghiên cứu. Các bệnh nhân này từ trước đến nay chưa được chẩn đoán là ÐTÐ hoặc GDNG. - THA được chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn của JNC VI. Với trị số huyết áp >140/90mmHg qua hai lần đo cách biệt. Ðo đúng kỹ thuật bằng máy đo HA hiệu ALRK2 do Nhật Bản sản xuất được hiệu chỉnh với huyết áp thủy ngân. - Ðường huyết tĩnh mạch huyết tương đo bằng phương pháp Glucoxidase ở Khoa Sinh hóa Bệnh viện TW Huế. - Nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG): người được làm xét nghiệm pháp phải thỏa mãn các điều kiện sau: * Vẫn duy trì 1 tiết thực bình thường 3 ngày trước đó, với hơn 150g glucid/ngày. * Không dùng các thuốc làm rối loạn đường huyết. * Nhịn đói qua đêm 10-12 giờ. * Không hút thuốc lá khi làm nghiệm pháp. Cách làm: * Lấy máu lúc đói xét nghiệm đường (Go) * Uống 75g glucose hòa trong 200-300ml, nước uống nhanh trong vòng 5 phút * Xét nghiệm đường máu sau 2 giờ (G2) Tiêu chuẩn chẩn đoán ÐTÐ và GDNG dựa theo tiêu chuẩn của TCYTTG hiện nay [13, 14]: - ÐTÐ khi: * Go (126mg/ dl ((7mmol/l) * Hoặc đường máu bất kỳ (200mg/dl ((11,1 mmol/l) kèm uống nhiều tiểu nhiều, sút cân. * Hoặc G2 (200mg/dl ((11,1 mmol/l) - GDNG khi: Go bình thường (<126mg/dl) và 140mg/dl (G2 < 200mg/dl. Tất cả các bệnh nhân đều được cân, đo chiều cao. Thể trọng được tính theo công thức: BMI = Trị số bình thường, béo, gầy, theo tiêu chuẩn của TCYTTG năm 1986 (dựa theo BMI) [4].
Ðể đơn giản chúng tôi gọi là gầy khi BMI <18,1; béo khi: BMI > 25 ở nam, BMI > 23,8 ở nữ. III. Kết quả Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 10/2000 tại các khoa Nội, các xét nghiệm được thực hiện tại khoa Sinh hóa thuộc bệnh viện TW Huế. 54 bệnh nhân THA được chọn theo tiêu chuẩn nêu trên. Bảng 1: Tỷ lệ rối loạn đường huyết (RLÐH) phát hiện trên 54 bệnh nhân tăng THA
Bảng 2: Tỷ lệ bệnh nhân RLÐH phân bố theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ RLÐH ở nữ giới có cao hơn ở nam giới không có ý nghĩa thống kê p>0,05. Bảng 3: Tỷ lệ RLÐH phân bố theo thể trọng béo gầy
Bảng 4: Tỷ lệ béo phì trên THA và ÐTÐ. Trong đó 2 ca béo phì/17ÐTÐ, tỷ lệ ÐTÐ béo phì là 11,8%.
Bảng 5: Tỷ lệ RLÐH phân bố theo lứa tuổi
Nhận xét: Tuổi càng lớn tỷ lệ rối loạn đường huyết càng cao (p<0,01). VI. Bàn luận Qua thăm khám và xét nghiệm đường huyết một cách hệ thống 54 bệnh nhân THA, những trường hợp có đường huyết khi đói (Go) bình thường được làm nghiệm pháp dung nạp glucose, chúng tôi đã phát hiện được 3 ca GDNG và 17 ca ÐTÐ. Chỉ tính riêng ÐTÐ tỷ lệ phát hiện là 31,5%. Nếu tính chung RLÐH là 20 ca tức là 37%. Tỷ lệ ÐTÐ cũng như RLÐH như thế là rất cao so với 3 nghiên cứu dịch tễ học ÐTÐ và GDNG trên dân chúng rộng rãi ở 3 nơi của Việt Nam. Tỷ lệ của chúng tôi tăng một cách có ý nghĩa so với quần thể toàn dân [1,2,3].
Như vậy, cũng ở tại Huế, nếu trên trung bình 100 người dân có 1 người mắc bệnh ÐTÐ, thì có khoảng 3 người THA đã có 1 người ÐTÐ, có thể nói rằng tỷ lệ ÐTÐ tăng rất cao ở bệnh nhân THA. Trong lúc ÐTÐ chỉ được phác hiện bằng định lượng đường máu và làm NPDNG. Rất có thể từ lâu chúng ta bỏ sót một số lượng không nhỏ bệnh nhân ÐTÐ, nhất là trên các đối tượng THA. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, THA ở bệnh nhân ÐTÐ khoảng 30-60% [5,10]. Grace Lee cho rằng xấp xỉ 50% ÐTÐ týp 1, với thời gian mắc bệnh hơn 30 năm bị THA [8]. Ngược lại, hầu hết bệnh nhân ÐTÐ týp 2 hiện đang bị THA. Tỷ lệ THA ở người ÐTÐ cao hơn nhiều so với người bình thường [11]. Ðiều này cũng phù hợp với nghiên cứu chúng tôi. Trong tất cả 17 ca ÐTÐ phát hiện đều hơn 40 tuổi, ÐTÐ xuất hiện rất âm ỉ, triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn. Quan điểm trước đây coi THA là một biến chứng của ÐTÐ [10], hiện nay cho rằng THA có thể xuất hiện đồng thời với ÐTÐ, nhất là ÐTÐ týp 2. Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định sự hiện diện đồng thời của THA và đề kháng insulin độc lập với béo phì [9] trong bối cảnh hội chứng X. Về phương diện thể trọng, trên tổng số 54 trường hợp THA có 6 người béo phì tỷ lệ 11,1%, trong khi kết quả nghiên cứu ở Huế tỷ lệ béo phì trong toàn dân là 2,83% [1]. Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân THA có kèm béo phì cao hơn nhiều tỷ lệ béo phì trong dân chúng và có thể nói béo phì là một điều kiện thuận lợi gây THA. Cũng như vậy, tỷ lệ béo phì ở bệnh nhân ÐTÐ ở Huế là 12,5% [1] tương dương với tỷ lệ béo phì trên bệnh nhân vừa THA vừa ÐTÐ là 11,8%. Và tỷ lệ béo phì trên bệnh nhân vừa THA vừa RLÐH là 15%. Rõ ràng béo phì càng có ảnh hưởng rõ lên tỷ lệ ÐTÐ týp 2 [5,6,7,12]. Bảng thống kê về tuổi cho thấy có 3 bệnh nhân dưới 50 tuổi không có bị RLÐH, trong lúc ở lứa tuổi 50-69 tỷ lệ ÐTÐ là 30% và lứa tuổi 70-89 tỷ lệ ÐTÐ là 38,1%. Rõ ràng tuổi tác càng tăng không những nguy cơ THA mà tỷ lệ RLÐH cũng gia tăng. BS TA Welborn ở bệnh viện Sir Charle Gairdner (úc) cho rằng ÐTÐ ở người lớn tuổi chiếm tỷ lệ quan trọng ở các nước phương Tây. ở các nước phương Tây, tỷ lệ ÐTÐ ở người trên 65 tuổi là 8-10%. Tỷ lệ này tăng theo tuổi [5]. Theo TCYTTG, ở lứa tuổi 70, tỷ lệ ÐTÐ thường gấp 3-4 lần so với tỷ lệ ÐTÐ chung ở người lớn, các điều tra trong nước cũng cho các kết qủa tương tự về phương diện tuổi tác đối với ÐTÐ [3]. Một khía cạnh khác của yếu tố nguy cơ cần làm sáng tỏ trong các nghiên cứu sau này đó là tỷ lệ vòng bụng/vòng mông, các nghiên cứu gần đây cho rằng có liên quan nhiều đến tình trạng đề kháng insulin cũng như THA. V. Kết luận Qua nghiên cứu trên 54 bệnh nhân THA bằng định lượng đường huyết lúc đói và nghiệm pháp dung nạp glucose chúng tôi nhận thấy: 1. Bệnh ÐTÐ và RLÐH chiếm tỷ lệ cao ở trên các bệnh nhân THA: 31,5% đối với ÐTÐ, và37% đối với RLÐH nói chung. Tất cả các trường hợp này đều không biết mình đang bị bệnh ÐTÐ. 2. Tỷ lệ ÐTÐ cũng như RLÐH nói chung gia tăng với béo phì, gia tăng với tuổi tác. Tỷ lệ béo phì tăng cao ở những người vừa THA vừa ÐTÐ týp 2. VI. Đề nghị Ðể không bỏ sót một bệnh quan trọng có ảnh hưởng đến sức lao động, ảnh hưởng đến tuổi thọ, cần làm xét nghiệm đường huyết ở tất cả bệnh nhân THA, trường hợp nghi ngờ cần làm NPDNG để phát hiện sớm. Biên soạn : Minh Phương"
|