Trong
khi bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến và mở rộng đối tượng bị
bệnh thì việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh tiểu đường là điều
hết sức cần thiết, nhưng phát hiện sớm những yếu tố có nguy cơ phát
triển bệnh còn quan trọng hơn. Vì nó cảnh báo dấu hiệu bệnh tật tiềm ẩn mà bạn có thể khó tránh.
Vậy làm sao để biết mình có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay không? Hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây:
1. Bạn đang thừa cân và lười vận động
Trong
tất cả người được chẩn đoán với bệnh tiểu đường loại 2, hơn 85% trong
số đó là thừa cân. Béo phì bụng (mỡ bụng) đặc biệt có liên quan cao với
nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Tăng trọng lượng làm tăng sức đề kháng của
cơ thể với insulin. Và điều đó gây ra lượng đường trong máu cao.
Nếu
bạn ít vận động - có nghĩa là, bạn không tham gia nhiều các hoạt động
thể chất hàng ngày. Yếu tố này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu
đường lên gấp đôi.
Chỉ
cần bằng cách tăng cường các hoạt động thể chất trong cuộc sống cũng là
làm giảm hai yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường. Tập thể dục không chỉ giảm
đề kháng insulin của bạn, mà còn giúp bạn giảm cân. Nghiên cứu cho thấy
rằng dù chỉ giảm vài kg thôi cũng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh
tiểu đường loại 2 ở bất cứ đối tượng nào.
2. Bạn ăn tất cả các loại thực phẩm bị cảnh báo là nên tránh
Nếu
bạn là một người rất thích đồ ăn nhiều chất béo, thức ăn có đường và
thưởng thức chúng thường xuyên, thì chính bạn đang tạo cho mình một thực
đơn cho bệnh tiểu đường.
"Mọi
người không nghĩ rằng chế độ ăn uống của họ, các loại thực phẩm họ vẫn
thường ăn hoặc ăn thoải mái chính là lại đặt họ vào nguy cơ tiểu đường" -
theo quan điểm của Tiến sĩ Stewart Harris, một bác sĩ gia đình chuyên
về bệnh tiểu đường và là chủ tịch Hiệp hội Tiểu đường Canada, Đại học
Western Ontario.
Nhưng
nếu bạn giữ thói quen ăn các loại thực phẩm chiên, uống nước có ga, có
đường hoặc ăn nhiều bánh ngọt sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ tăng
trọng lượng, do đó làm tăng sức đề kháng insulin và đặt bạn vào nguy cơ
bệnh tiểu đường. Bạn cũng có thể phát triển cholesterol cao và huyết áp
cao, các vấn đề thường được tìm thấy ở những người bị bệnh tiểu đường
và có liên quan với bệnh tim.
Để giảm nguy cơ này, hãy ăn những món ăn ưa thích của mình với lượng ít hơn, hoặc càng hạn chế càng tốt.
Thừa cân là một trong những nguy cơ cảnh bảo bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)
3. Bạn có nguy cơ từ gia đình
Nếu
đã được chẩn đoán đái tháo đường loại 2 trong chính gia đình bạn - cha
mẹ, anh em mình... thì nguy cơ bạn bị tiểu đường cũng cao hơn.
Bạn
không có thể thay đổi gen, nhưng bạn có thể thay đổi mức độ rủi ro của
mình. Tinh thần này cần được phát huy trong cả gia đình. Nếu tất cả mọi
người trong gia đình của bạn lựa chọn thực phẩm tốt hơn và tham gia các
hoạt động thể chất nhiều hơn thì bạn dễ có khả năng để thành công hơn.
4. Bạn có một số "vấn đề phụ nữ"
Một số phụ nữ có
nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường hơn những người khác, đó là
những chị em mắc hội chứng buồng trứng đa nang, một sự mất cân bằng nội
tiết tố nữ có thể gây kinh nguyệt không đều. Các bà mẹ sinh con hơn kg
cũng có thể có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Những phụ nữ gặp phải
chứng tiểu đường thai kì - bệnh tiểu đường chỉ được tìm thấy trong thời
kỳ mang thai, thì sẽ có nguy cơ bị tiểu đường về sau này cao hơn 7 lần
so với các bà mẹ bình thường khác.
Tuy
nhiên, giống như những người trong các nhóm nguy cơ cao khác, bạn có
thể giảm nguy cơ phát bệnh của mình bằng cách xem xét chế độ ăn uống và
hoạt động thể chất. Nếu bạn đã được chẩn đoán là tiền tiểu đường, một
loại thuốc để hạ thấp lượng đường trong máu của bạn cũng có thể mang lại
các lợi ích.
5. Trên 40 tuổi
Mặc
dù sự thật là đái tháo đường loại 2 được chẩn đoán ở những người trẻ
nhiều hơn, nhưng bệnh vẫn thường gặp nhất ở những người có độ tuổi ngoài
40. Đó là lý do tại sao chúng ta nên đi kiểm tra bệnh thường xuyên
thường xuyên bắt đầu từ tuổi 40 trở đi.
Mọi
người đều cần được kiểm tra bệnh tiểu đường sau 40, nhưng với những
người có nguy cơ cao thì nên kiểm tra sớm hơn. Đừng đặt cược sức khỏe
của mình vào nguy cơ tiềm ẩn của bệnh này