Hướng dẫn về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhBệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh hô hấp mạn tính do đường thở bị tắc nghẽn một phần và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, COPD không phải là vô vọng. Nếu biết dùng thuốc trong điều trị và biết cách kiểm soát bệnh, bệnh nhân có thể vui sống cùng COPD, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi.Để làm chậm quá trình tổn thương phổi, bệnh nhân COPD cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, môi trường sống trong lành, dinh dưỡng đầy đủ, luyện tập phù hợp... là những yếu tố hạn chế sự phát triển của bệnh hiệu quả.
1.1. Tránh khói thuốc lá.
2. Lối sống: 2.1. Ngưng hút thuốc lá: Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá.
3. Luyện tập: TÁI PHỤC HỒI GẮNG SỨC bằng biện pháp hoạt động thể lực được hướng dẫn như sau: 3.1. Đạp xe đạp hoặc đi bộ: là các biện pháp thể lực được xem là rất tốt để phục hồi sự gắng sức của người bệnh. Số lần tập và thời gian mỗi lần tập có thể thay đổi nhưng phải đủ 30 - 60 phút mỗi ngày chia làm 1 - 2 lần trong ngày và 3 - 5 ngày mỗi tuần và quan trọng nhất là việc tập luyện phải được duy trì thường xuyên trong một thời gian dài. 3.2. Luyện thở: Kỷ thuật thở: Thực hiện đúng cách kỹ thuật thở sau đây sẽ giúp bạn kểm soát nhịp thở và tránh hụt hơi, tăng lượng khí vào phổi, tiết kiệm sức khi thở, cải thiện khả năng vận động, tăng kiểm soát xúc cảm. - Thở chúm môi: 1. Hít chậm qua mũi. - Ngưng thở cuối kỳ hít vào: 1. Hít vào. - Thở bụng và thở ngực bụng: + Thở bụng: 1. Thả lỏng 2 vai. + Thở ngực bụng: 1. Lập lại những bước trong thở bụng. 3.3. Làm sạch phổi: Ho chủ động và thở ra mạnh, gắng sức giúp khạc đàm dễ dàng hơn mà không mất sức. Thực hiện với tư thế ngồi, hơi nghiêng người về phía trước. - Tập ho: 1. Hít vào thật sâu. - Thở ra gắng sức: 1. Hít vào thật sâu và chậm rải qua mũi. 3.4. Tư thế tránh hụt hơi: Tư thế của bạn cũng ảnh hưởng lên hô hấp. Sau đây là vài tư thế thuận lợi: - Ngồi: + Để 2 chân lên bục nhỏ. - Đứng: + Hơi ngã người về phía trước. 3.5. Tránh hao phí năng lượng: Bạn có thể hỗ trợ cho hô hấp của mình bằng cách sử dụng năng lượng cơ thể một cách hiệu quả: 1. Không vội vã. Chú ý trong luyện tập: Sự cải thiện tình trạng bệnh càng cao khi việc luyện tập được thực hiện ở cường độ gần với ngưỡng gây khó thở. Tất cả các hoạt động không gây kiệt sức luôn có lợi cho bệnh của bạn.
4. Điều trị: - Chuẩn bị danh sách thuốc bạn hay dùng. - Hãy đến bác sĩ sớm ngay khi bạn có dấu hiệu nghi ngờ đầu tiên: ho, khạc đàm, khó thở khi vận động nặng. - Đi cấp cứu ngay nếu bạn có những dấu hiệu nguy hiểm sau: nói chuyện – đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái; nhịp tim mạch rất nhanh hay không đều; thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu hay mất tác dụng – thở vẫn gấp và khó. - Điều trị tích cực các nhiễm trùng phế quản - phổi (nếu có) theo hướng dẫn của BS. |